![]() |
Tuy nhiên, trong nhiều ý kiến của học sinh đặt ra lãnh đạo Sở tại cuộc đối thoại vấn đề về thi học sinh giỏi được nhiều học sinh đề cập.
Em Vũ Quang Thành, học sinh trường THPT Nguyễn Thuợng Hiền cho biết số lượng học sinh được dự thi học sinh giỏi bị hạn chế. Có những cuộc thi chỉ chọn 3 học sinh nên nhiều học sinh có năng lực cũng không có cơ hội dự thi. Ngoài ra việc lựa chọn học sinh dự thi chỉ qua một vài bài kiểm tra không đánh giá hết năng lực của học sinh.
Một học sinh khác cũng tên Thành trường THPT Ngô Quyền cho rằng đề thi học sinh giỏi tập trung vào nghiên cứu lý thuyết mà không có phần thực hành nên dễ nhàm chán.
“Em mong lãnh đạo Sở xây dựng những bộ đề mở để học sinh tiếp cận kiến thức bằng nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó nên khuyến khích các giáo viên chấm mở để tăng khả năng tư duy học sinh. Em cũng mong muốn bên cạnh đề thi lý thuyết nên có phần thi thực hành để đúng với bản chất thi học sinh giỏi vừa học vừa hành”- học sinh Thành bày tỏ.
Trong khi đó, một học sinh đến từ Trung tâm giáo dục thường xuyên Tân Bình băn khoăn thời gian tổ chức thi học sinh giỏi trùng với thời gian thi giữa kì, thi xong lại chuẩn bị thi cuối kì nên ảnh hưởng đến học tập. “ Cùng lúc phải dự nhiều kì thi, kiến thức bị phân tán”- em nói. Học sinh này đề nghị Sở GD-ĐT sắp xếp cuộc thi học sinh giỏi vào một thời gian khác tránh thời gian thi học kì của học sinh.
![]() |
Ý kiến của một học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đề nghị, nên phân thi học sinh giỏi cho hai khối chuyên và không chuyên. “Vì học sinh chuyên được rèn luyện kiến thức kĩ hơn. Nếu tổ chức cùng những học sinh học không chuyên, chắc chắn các bạn sẽ thiệt thòi”
Giải đáp thắc mắc của học sinh, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng giáo dục trung học, sở GD-ĐT TP.HCM cho biết thi học sinh giỏi là lựa thí sinh để đảm bảo chất lượng nên khống chế số lượng là bắt buộc.
Về việc chọn thí sinh dự thi, ông Tân cho biết chọn thí sinh dự thi phải trải qua quá trình. Nếu trường nào, lớp nào chọn học sinh dự thi học sinh giỏi bằng một bài thi Sở sẽ xem xét. Về đổi mới đề thi, theo ông Tân đổi mới đề thi phải phù hợp chủ trương của Bộ. Các năm gần đây đề thi đều đánh giá được năng lực học sinh.
Liên quan đến sắp xếp thời gian tổ chức thi, Trưởng phòng giáo dục trung học, sở GD-ĐT TP.HCM cho biết Sở không ủng hộ cho nhiều ưu đãi. “Mỗi kì thi đã có quy định rõ ràng như thi học sinh giỏi, học sinh giỏi quốc gia được thưởng như thế nào. Vì vậy học sinh cần chủ động sắp xếp thời gian, tránh đam mê cái này bỏ qua cái này. Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cũng nhấn mạnh thi học sinh giỏi là chọn học sinh giỏi không phân biệt hệ nào vì vậy không thể chia ra hệ chuyên, hệ không chuyên.
Đón nhận bức tranh, bà Ngọc Anh và các con cháu của nhạc sĩ Hoàng Vân cho biết, gia đình vô cùng xúc động trước sự quan tâm của Đại tướng Tô Lâm, của lãnh đạo Bộ Công an và các cán bộ, chiến sĩ. Hai người con của nhạc sĩ Hoàng Vân là nhạc trưởng Lê Phi Phi và Tiến sĩ âm nhạc Lê Y Linh bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, con cháu của nhạc sĩ sẽ tiếp bước ông, nỗ lực lao động, sáng tạo nghệ thuật, có nhiều đóng góp hơn nữa với quê hương đất nước nói chung, lực lượng CAND nói riêng.
Nhạc trưởng Lê Phi Phi chia sẻ với VietNamNet, nhân kỷ niệm 75 năm ngành CAND, anh được mời làm nhạc trưởng chương trình đó nhưng vì do Covid-19 nên không về Việt Nam để chỉ huy dàn nhạc. Tuy nhiên anh là người xây dựng chương trình cùng với Giám đốc Nhà hát Công an nhân dân, Giám đốc Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia VN. Trong chương trình mọi người nói nên chơi một tác phẩm nào đó của nhạc phẩm Hoàng Vân.
"Tôi biết nhiều tác phẩm của bố nhưng có đề xuất Bài ca gửi người chiến sĩ công an đường sắt, bài này rất hay nhưng nhiều năm không được chơi lại. Mục đích chơi lại để thấy thế hệ sau này, trong ngành công an biết những năm 1960-1970 có ngành công an đường sắt, bây giờ thì không còn nữa. Mọi người tán thành chơi tác phẩm đó. Sau buổi biểu diễn, Bộ trưởng Tô Lâm xúc động nói với chị gái Y Linh về tác phẩm này. Sau đó Bộ trưởng cử cán bộ của Bộ đến nhà xin bản nhạc. Bộ trưởng Tô Lâm đã đề xuất khắc bản nhạc ca khúc của bố tôi kèm chân dung của ông thành một bức tranh thêu nghệ thuật.
Dịp này ông biết cả tôi và chị Y Linh đang ở Việt Nam nên đến nhà trao tặng bức tranh để gia đình giữ như một kỷ niệm. Ông cũng nói sẽ làm ra nhiều phiên bản bức tranh này để tặng cho dịp lễ cần thiết. Mẹ tôi rất vui và cảm động khi nhận món quà này từ tay Bộ trưởng. Mẹ nói với ông: ''Anh Hoàng Vân mất 4 năm rồi nhưng sự quan tâm của Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công an và cụ thể là Bộ trưởng Tô Lâm nên tôi cảm nhận các tác phẩm của anh Hoàng Vân luôn sống trong tâm trí của mọi người'' - nhạc trưởng Lê Phi Phi nói.
Cũng theo nhạc trưởng Lê Phi Phi, điều đáng mừng nhất là Bộ Công an đang xây dựng Nhà hát giao hưởng phục vụ cho người dân của Hà Nội và cả nước với mong muốn làm phong phú đời sống nghệ thuật của mọi người. "Tôi vinh dự được đại tướng Tô Lâm mời trong tương lai sẽ cộng tác chặt chẽ với nhiều chương trình của nhà hát này", nhạc trưởng Lê Phi Phi tiết lộ.
Nhạc sĩ Hoàng Vân (1930-2018) tên thật là Lê Văn Ngọ, thuộc về thế hệ nhạc sĩ Việt Nam đồng hành với các cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20. Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của mình, ông dành một vị trí quan trọng cho âm nhạc hàn lâm. Đáng chú ý, bản thơ giao hưởng Thành đồng Tổ quốc - được ông viết vào năm 1960 - là một trong những bản giao hưởng thơ đầu tiên của Việt Nam.
Ban Giải trí
" alt=""/>Món quà đặc biệt Đại tướng Tô Lâm tặng gia đình nhạc sĩ Hoàng VânBiểu tượng Bitcoin được Satoshi Nakamoto sửa theo góp ý của người dùng. Ảnh: bitcointalk.org.
Dựa trên phản hồi của cộng đồng, Satoshi đã thay đổi biểu tượng mới và phát hành các hình ảnh bản quyền miễn phí. Sau đó, biểu tượng này đã được sử dụng chính thức, nhưng chỉ trong thời gian ngắn.
Bản chất phi tập trung của hệ sinh thái Bitcoin cho phép người dùng đóng góp vào mạng lưới dưới nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời, các đóng góp này cần dựa trên sự chấp thuận của cộng đồng, bao gồm cả việc thiết kế biểu tượng cho Bitcoin.
Ngày 1/11/2010, tài khoản @bitboy, thành viên hoạt động trên diễn đàn BitcoinTalk đã phát hành một biểu tượng Bitcoin mới, lấy cảm hứng từ thiết kế của Satoshi. Tuy nhiên, @bitboy đã chọn thay thế đồng xu vàng bằng hình tròn màu cam, kèm ký hiệu “₿” nằm nghiêng 14 độ theo chiều kim đồng hồ.
![]() |
Biểu tượng hiện tại của Bitcoin được thiết kế bởi người dùng @bitboy. Ảnh: bitcointalk.org. |
Thiết kế này được cộng đồng ủng hộ, logo Bitcoin màu cam đã trở thành biểu tượng chính thức của Bitcoin trong suốt 12 năm qua. Sau khi phát hành phiên bản hoàn thiện của logo Bitcoin, @bitboy cũng cung cấp bản quyền miễn phí tương tự Satoshi.
“Giờ đây, mọi người đều có thể sử dụng biểu tượng Bitcoin một cách tự do, ngay cả cho mục đích thương mại”, tài khoản @bitboy cho biết.
Gần đây, thị trường tiền số có đợt lao dốc mạnh mẽ, Bitcoin mất mốc 18.000 USD. Các cá voi đã tăng tần suất hoạt động trên chuỗi khối. Dữ liệu từ CryptoQuantcho thấy lượng BTC được chuyển từ ví lên sàn tăng cao. Phần lớn tài sản được cá voi chuyển lên sàn giao dịch Binance và FTX. Đây được xem là mức cao nhất trong hơn 3 năm qua.
Hôm 14/6, có khoảng 59.376 đồng BTC được đẩy lên sàn giao dịch. Khi đó, Bitcoin được giao dịch quanh mốc 22.115 USD/đồng. Đến ngày 16/6, giá Bitcoin lao dốc về 20.372 USD/đồng. Các nhà phân tích nhận định cú “xả” này có thể là do cá voi Bitcoin thực hiện.
TheoGlassnode, hành vi của nhà đầu tư hiện tại đã có sự thay đổi tích cực khi giá BTC lao dốc về dưới 30.000 USD. Đây là một sự thay đổi đáng chú ý so với hành vi tích luỹ Bitcoin ngắt quãng trước vụ sập của LUNA. Đồng thời, niềm tin và chi tiêu của nhà đầu tư cũng thay đổi khi giá Bitcoin ở mức dưới 30.000 USD.
Dựa trên dữ liệu ở các lần Bitcoin lao dốc về mốc 30.000 USD (tháng 5-7/2021 và hiện tại), tâm lý mua Bitcoin của người dùng mạnh hơn khi đồng tiền số lớn nhất thị trường về mức giá này. Dù vậy nhu cầu mua Bitcoin vẫn chưa đủ lực để tạo mốc hỗ trợ giá.
TheoZing
" alt=""/>Ai là người thiết kế biểu tượng Bitcoin?